top of page
Search
  • Writer's pictureMinn Jp

Starbucks or Uniqlo? So sánh liệu có khập khiễng?

Updated: Mar 31, 2021

Mình không nhớ là từ bao giờ trong đầu mình đã không ngừng so sánh việc đi làm ở Sb và Uniqlo. Một bên là restaurant, một bên là apparel, liệu so sánh có quá khập khiễng? Lúc mình cảm nhận được cái tốt và cái không tốt của 2 bên, và đứng giữa sự lựa chọn nghỉ việc hay tiếp tục, mình đã luôn so sánh mặc dù biết là 2 công ty này nằm trên 2 con đường thẳng song song.

Vậy thì mình dựa vào những yếu tố nào để so sánh? Ở đây mình chỉ nói để part-time vì mình không biết gì nhiều hơn.


1.Tuyển dụng : Starbucks tuyển nhân viên theo đợt nhất định, đa số là trước tháng 4 để đào tạo nhân viên trước khi sinh viên năm 4 nghỉ làm. Ngoài ra là tuyển nhân viên opening các quán mới. Store mình mỗi năm chỉ tuyển 4-5 người, tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ.

Cách phỏng vấn của store manager quán Sb mình khá vui vẻ, giống như kiểu trò chuyện chứ không cần tác phong cứng nhắc. Những câu hỏi quen thuộc công ty nào cũng hỏi như lí do muốn làm ở Sb và ở store này, thích gì ở Sb, muốn trở thành 1 nhân viên như thế nào. Trước khi phỏng vấn mình rất lo, phải đi hỏi han bạn bè ở VN xem bạn phỏng vấn như nào, vì đây là lần đầu tiên mình đi phỏng vấn ở 1 chỗ làm mình chưa có cơ hội người nước ngoài làm việc bao giờ. Nhưng trong điều kiện tuyển dụng có ghi rõ mục dành cho người nước ngoài nên lúc đó mình biết họ có tuyển người nước ngoài.

Tuyển dụng của U thì quan trọng việc đi làm ngày cuối tuần, ngày lễ, ngày cuối năm và những đợt sale hơn. Vì đỗ Sb rồi nên mình thấy đi phỏng vẫn U bớt căng thẳng hơn và ở U có rất nhiều người nước ngoài làm việc. Họ không yêu cầu trình độ tiếng Nhật cao, những store lớn có rất nhiều khách nước ngoài nên nói được tiếng nước ngoài là lợi thế.

Uniqlo tuyển nhân viên quanh năm ngày tháng, số lượng nhân viên ở store mình nhiều đến mức mình chưa gặp hết tất cả mọi người sau hơn 1 năm đi làm. Có 1 lí do nữa là nhiều người nghỉ giữa chừng nên phải tuyển thêm mới có đủ nhân viên.


2.Đào tạo nhân viên : Ở Starbucks đào tạo nhân viên rất kĩ càng và bài bản. Học lí thuyêt, thực hành, rồi có bài test. Thỉnh thoảng có 1 buổi nói chuyện với store manager để củng cố mục tiêu sắp tới, nhìn lại những gì đã đạt được. Sau gần 2 năm đi làm thì mình đang ở level Tall + Barista Trainer.

Uniqlo là apparel nhưng không cần phải biết nhiều về thời trang, về quần áo hay vải vóc, công việc của mình rất đơn giản đó là bán và gập quần áo, tiếp khách. Chính vì thế thời gian đào tạo từng cá nhân của U rất ít. U có phát cho nhân viên 1 cuốn manual và nhân viên phải tự túc học và cập nhật thông tin. Trong đó có những câu nói mà ngày nào nhân viên cũng phải đồng thanh nói. Người ta gọi là "làm việc 1 cách khoa học", "efficiency" của người Nhật. Mình đã học được cách phản xạ rất nhanh khi đi làm ở Uniqlo. Thời gian dạy cho từng người 1 không có, nên tất cả mọi người cần phải học theo 1 cách classic nhất, cũng chính là cái mình thấy cứng nhắc nhất.

Thường thì các buổi dạy lí thuyết sẽ ít và thay vào đó là thực hành luôn và ngay tại chỗ, được dạy bởi nhân viên "gạo cội" của store. Mình chỉ làm mỗi Fitting room trong khoảng hơn 1 năm trời. Vì thế mình thấy cách đào tạo nhân viên ở U không có trình tự nhất định, không có list đào tạo hay độ thăng tiến rõ ràng. Suy ra, mình cũng không biết cần học gì để tốt hơn, và bên đào tạo cũng không có gì dựa vào để nhận xét đánh giá nhân viên. Well.


3.Meeting : Bên Sb gọi là meeting. Trước khi vào làm nhân viên và shift supervisor sẽ có khoảng 5 phút meeting nho nhỏ, nói qua về mục tiêu và những điều cần chú ý trong ngày.

Bên U thì gọi là 朝礼 morning assembly, cũng giống như Sb nhưng có 30 phút để nghe những chú ý của cấp trên qua video nhưng mà lúc nghe được lúc không, check thông tin, shift, mục tiêu doanh thu trong ngày, những đồ cần bán, mọi thông tin được share từ ngày hôm trước, hôm trước và hôm trước trước. Ban đầu thì có 30 phút, nhưng dần dần thì không được check đủ 30 phút nữa. Ở U nhân viên sẽ học được tính tự lập rất cao vì phải tự túc cập nhật thông tin nên sự khác biệt giữa kiến thức của nhân viên vs nhân viên khá rõ.


4.Giờ làm việc : Vị trí sẽ được thay đổi liên tục sau 1 tiếng, hoặc 1,5 tiếng. Có nghĩa là sau khi đứng legister 1 tiếng, chuyển sang pha chế 1,5 tiếng, vvv 1 ngày sẽ không làm quá 8 tiếng.

Mình đi làm U đến khoảng 1 năm thì mình vẫn chỉ biết đứng ở Fitting room đợi chờ mỏi mòn ngày được dạy legister hay đứng ở store tiếp khách, hoặc ở trong phòng sửa gấu quấn lol. Tức là 1 ngày 8 tiếng đi làm thì 8 tiếng fitting room. For sure. Đến đợt nói chuyện với store manager thì mình đã đề xuất là đào tạo thêm cho mình để đứng ở vị trí khác đi chứ 1 ngày 6 tiếng fitting room muốn mòn xác. Sau đó mình đã được dạy cho làm ở legister. Cuối cùng thì cũng được toại nguyện, tâm trạng làm việc đi lên kha khá. Cho đến khi phải đứng legister 6 tiếng đồng hồ thì mình mới nhớ cái phòng fitting biết bao.


5.Cách làm việc? Store Sb mình đi làm thì không biết gì cứ mạnh dạn hỏi mọi người xung quanh. Nhân viên store mình ai cũng tốt bụng và tận tình chỉ bảo luôn ấy nice cực kì.

Còn U thì phải dùng bộ đàm vì vị trí mọi người rất xa, nên mình thấy khó đặt câu hỏi và tìm sự giúp đỡ từ người thân. Vì đây không phải ai là triệu phú.

Đùa đấy, nếu có hỏi những gì đã được share trên app, thì chính tỏ bạn là đứa không chịu check thông tin. Hay hỏi 1 câu ngok nghek rồi cả quán nghe thấy ra bộ đàm thì bạn sẽ là 1 đứa ngok nghek trong mắt mọi người huhu. Nhiều lúc gọi bộ đàm cũng chẳng ai trả lời cơ hic.


6.Ưu đãi? Với chiếc thẻ ID của Starbucks, bạn có thể đi khắp nới trên cái đất Nhật này, bước chân vào store và 1 nụ cười thân thiện thì bạn sẽ được nhận ưu đãi khi mua hàng, còn U thì bạn chỉ mua được ở store của bạn đi làm thậm chí là thỉnh thoảng còn "được" từ chối với lí do là cấp trên đang bận làm.


7.CORONA : Cái này rất quan trọng. Đợt tháng 4-5 Osaka lockdown nên hàng quán nghỉ hết, tất nhiên Sb và U đều đóng cửa. Tuy nhiên, bên Sb trả lương cho nhân viên trong trường hợp shift đã được xuất, và phần trăm cho những ngày trên hợp đồng. bên U thì chỉ có 1 đợt bồi thường duy nhất nhưng như vậy đã là quá mĩ mãn rồi.

Sau đợt lockdown thì Sb có ít khách hơn nên shift cũng ít hơn, thời gian đi làm cũng ngắn hơn. Nhưng bên U thì vẫn đi làm đều đều, có việc là tốt, nhưng đi làm tiếp xúc với khách ở U khiến mình thấy toát mồ hôi hột khi khách vừa không đeo khẩu trang vừa đứng quá gần nhân viên. Bây giờ thì tình hình nghiêm trọng hơn nên khách mà không đeo thì U tặng khách luôn hẳn 1 cái.

Có nghĩa là? Nếu Corona không có việc thì đi xin việc ở U đi các bạn.


8.Relationship between part-time và full-time ? Cái này là câu chuyện muôn thuở, đây là factor quyết định và tuyệt đối để mình cảm nhận U và Sb khác nhau như thế nào.


Tóm lại câu trả lời của mình đó là so sánh 2 công ty này là khập khiễng vì chẳng có sự trùng lặp nào cả, mà chỉ có sự khác nhau. Nhưng có lẽ đây chính là lí do mình chỉ có thể đi trên 1 con đường đó là làm việc tại Starbucks Japan.

Mặc dù nghỉ làm Uniqlo rồi nhưng mình vẫn thấy rất quý những người làm cùng ở Uniqlo và thời gian 1 năm rưỡi làm việc ở đây. Nó giúp mình nhận ra mình phù hợp và không phù hợp với công việc gì, để mình có thể đưa ra sự lựa chọn đúng khi đi tìm việc ở Nhật.

Bài viết này mang tính chủ quan của người viết.


Thank you for reading.





149 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page