top of page
Search

Hành trình đi tìm việc ở Nhật < Chuẩn bị >

Updated: Mar 30

Chắc hẳn bạn đã biết ở Nhật Bản có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, tuy nhiên, để mình đưa ra cho bạn số liệu này, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên giống như mình.


Năm 2020, số người nước ngoài lao động ở Nhật là 1,720,000 người. Trong đó, người Việt Nam chiếm tỉ lệ đông nhất 440,000 người. Tuy nhiên, trong số đó có 50% là người có visa "thực tập kỹ năng", 30% là du học sinh, 10% là người có visa "kỹ thuật, tri thức nhân văn". Con số 10% này tương đương với khoảng 60,000 người, chỉ chiếm khoảng 3% trong số người nước ngoài lao động ở Nhật. Nếu mình đi làm ở Nhật thì mình cũng là trong 3% đó.


Mỗi người có 1 cách nhìn riêng về số liệu trên. Mình thấy là trước khi bắt tay vào cuộc hành trình tìm kiếm việc làm ở Nhật thì mình có "cảm giác" an tâm vì có rất nhiều người Việt Nam đang đi làm ở Nhật. Tuy nhiên, khi bắt đầu tìm hiểu và tìm việc ở Nhật thì con số cụ thể là 3% khiến mình khá là bất an. Giống như kiểu lúc mình nhập học vào đại học thì có duy nhất 1 sinh viên VN ở trong khoa đó là mình..?


Vậy lí do mình cảm thấy bất an là gì?

Bạn đã bao giờ cảm thấy cô độc khi có rất nhiều người ở xung quanh nhưng chỉ có riêng bạn có 1 lối đi riêng chưa?

Thôi bỏ qua câu chuyện về mặt cảm xúc, hãy cùng phân tích mặt lợi và bất lợi.


Về mặt bất lợi:

1. Thu thập thông tin từ tiền bối :

Có rất nhiều khía cạnh để chúng ta thu thập thông tin khi đi tìm việc, nó có thể là về ngành, về công ty, về sinh viên khoa văn, khoa lí, về công việc cụ thể, về thành phố, về internship, về cách làm việc, vvv. Thu thập thông tin từ tiền bối rất quan trọng, vì nó có tính thực tế và sát với bản thân mình nhất. Tuy nhiên, điều bất an ở đây đó là, rất khó để tìm có người cùng lối đi với mình, hoặc có thì cũng ít và liệu thông tin đó có thể sử dụng được 1 cách hữu ích nhất hay không? Hay cách suy nghĩ và điều kiện mong muốn khi làm việc khác nhau nên để tìm điểm chung với người khác khá là khó.


2. Cách nhìn của phía công ty về người Việt Nam :

Có rất nhiều công ty mang phương châm : Chúng tôi tuyển sinh viên người nước ngoài đúng như cách mà chúng tôi tuyển sinh viên người Nhật. Nghe có vẻ rất là công bằng đúng không? Người nước ngoài = người Nhật. Oh no! Mình không muốn nhắc đến vấn đề ngôn ngữ, mà là cách làm việc và cách suy nghĩ của cá nhân 1 con người đã khác nhau, chứ chưa muốn nhắc đến người nước ngoài.

Tuy nhiên, có nhiều công ty global ở Nhật đã và đang có nhiều nhân viên người nước ngoài thì họ sẽ có những chính sách mới và những ưu tiên mới dành cho người nước ngoài để nhân viên làm việc 1 cách thoải mái hơn. Trái lại, 1 số những công ty vừa và nhỏ thì không có nhiều kinh nghiệm, hoặc ít tiếp xúc với người nước ngoài, hoặc không đủ kinh phí, hoặc tiếng nói của nhân viên chưa được tôn trọng, vvv. Vì thế mà những yêu cầu đầu tiên của họ đưa ra sẽ là người nước ngoài cần phải hiểu và làm theo cách làm việc của người Nhật. Nói 1 cách dễ hiểu đó là Nhập gia tùy tục. Mình không có ý định loại bỏ các suy nghĩ này, nhưng nhập gia tùy tục sẽ là first step, còn step tiếp theo đó là phía công ty cũng phải thay đổi 1 cách tích cực nếu họ muốn "diversity" và những nhân viên giỏi thực sự.

Vậy thì điều mình thấy bất an đó là gì? Là sự lựa chọn về các công ty sẽ bị thu hẹp lại. Mình nên và cần tìm những công ty open-minded và có những ưu tiên, hay là sẵn sàng ưu tiên cho những yêu cầu của người nước ngoài khi làm việc tại công ty họ. Nhật có vẻ là 1 đất nước tiên tiến nhưng tình trạng và vấn đề về cách làm việc ở Nhật lại khá căng thẳng và cần sự thay đổi ngay lập tức nếu không muốn tụt hậu. Có thể nhắc đến vấn đề gender gap ở Nhật, mặc dù là nước tiên tiến nhưng lại đứng thứ 110 trong 149 nước trên thế giới về bình đẳng nam nữ.


3. Độ khó của tìm việc:

Tại sao họ phải tuyển 1 người nước ngoài, trong khi họ có thể tuyển người Nhật?

Câu trả lời không dễ chút nào. Ngoài việc thể hiện rằng trình độ ngôn ngữ của mình ngang với người Nhật, hay thậm chí hơn người Nhật, thì mình còn phải chứng tỏ rằng mình có nhiều yếu tố tốt hơn người Nhật và có tương lai...? Độ cạnh tranh giữa người tìm việc càng cao khi bạn muốn tìm những công ty tốt, công ty nổi tiếng, công ty có đầy đủ sự ưu tiên dành cho nhân viên người nước ngoài. Well. You better study harder.


Về mặt lợi:

1. Nhắm đúng vào những công ty cần NGƯỜI VIỆT NAM:

Việt Nam hiện đang là điểm đến của rất nhiều công ty muốn phát triển kinh doanh trong châu Á. Chính vì thế, với tư cách là 1 người Việt Nam biết tiếng Nhật, mình có thể chỉ tìm tất cả các công ty đã, đang, muốn, mở công ty nhỏ ở Việt Nam, hoặc có những giao dịch Nhật - Việt. Tuy nhiên, có 1 điều chú ý nho nhỏ ở đây, sau khi mình tham gia vài internship và mình đã hiểu ra 1 điều. Bạn là người Việt Nam không đồng nghĩa với việc bạn có thể làm việc ở Việt Nam khi làm tại công ty Nhật. Điều này còn phụ thuộc vào độ "muốn" của công ty. Vì chế độ "nằm vùng" dành cho nhân viên sống và làm việc tại công ty nhỏ ở nước ngoài sẽ được dành cho người Nhật nhiều hơn. Họ muốn thử thách nhân viên người Nhật và muốn nhân viên họ trưởng thành hơn sau 1-2 năm sống ở nước ngoài. Hơn nữa, người bên công ty sẽ không công khai là chúng tôi đang tuyển người Việt Nam hay người nước ngoài ở trên mạng nên cần phải tham gia internship hoặc những buổi giới thiệu công ty để hỏi han tình hình 1 cách trực tiếp.

Nhưng, vì mình là sinh viên khoa văn nên sinh viên khoa lí sẽ khác. Nhất là những bạn có kỹ năng chuyên môn về ngành kĩ sư hay gì đó, thì có thể là dễ tìm việc hơn ở những công ty muốn mở xưởng ở Việt Nam. Về vấn đề này thì có thể nói là khoa văn và lí sẽ chia ra 2 trường hợp khác nhau.


2. Nhắm vào những công ty đang muốn thay đổi:

Sự đa dạng, diversity, là 1 trong những keyword mà nhiều công ty và ngay bản thân xã hội Nhật Bản đang hướng tới. Do đó, chỉ cần tìm những công ty đang tìm kiếm những sự thay đổi, những điều mới mẻ, và apply vào tất cả thì may ra sẽ trúng được 1 công ty phải không nào... Tuy nhiên, nếu bạn đã biết thì sinh viên Nhật Bản đầu tư vào việc đi du học rất nhiều ( Ít nhất là những sinh viên trường top) Họ có thể bỏ ra 1 năm gap year để đi du học và mang những kiến thức đó, những trải nghiệm đó để chứng tỏ mình là 1 người có sự đa dạng. Chính vì thế, ngay khi đang đi du học ở Nhật, mình cần phải trau dồi bản thân nhiều nhiều nhiều hơn nữa để thắng mấy bác đó....Sad. Hơn nữa, rất nhiều công ty có chế độ cho nhân viên đi du học và làm việc ở nước ngoài để nhân viên họ trải nghiệm nhiều hơn, vì thế cho nên khi tuyển nhân viên thì phía công ty đánh giá cao "sự cố gắng", "sẵn sàng trải nghiệm", "khả năng thích ứng", những cái liên quan đến tố chất của con người, hơn là việc bạn tốt nghiệp khoa gì, hay bằng tiếng Anh, bằng ngôn ngữ, bằng kế toán này kia.


3. Ít thì sẽ unique :

Mình có chia sẻ cho giáo viên phụ trách về vấn đề mình cảm thấy bất an, và cô giáo có nói là mình nên tận dụng độ hiếm này 1 cách tích cực hơn. Có thể mình là minority nhưng nếu mình có khả năng tận dụng và phát huy cái tốt của việc là 1 minority thì việc tìm được công ty phù hợp không khó. Đôi khi lạc lối giữa đám đông lại là 1 cái lợi các bạn ạ. Khók



Đây là đôi lời mình muốn chia sẻ về khởi đầu của quá trình đi tìm việc lại Nhật. Hẹn các bạn tại những part tiếp theo.













300 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page