top of page
Search
  • Writer's pictureMinn Jp

Khoa Global Communication học gì thế?

Updated: Mar 30

Quãng đường dài 7 năm du học Nhật Bản của mình đến đây là kết thúc. Yay!

Chỉ còn vài ngày nữa mình sẽ đi làm, bắt đầu một chapter mới trong cuốn sách về cuộc đời của Mai Trang. Cảm ơn bạn đã đón đọc.


Nếu bạn muốn biết về quá trình 7 năm du học Nhật Bản của mình, bạn có thể đọc lại bài blog mình đã viết cách đây 2 năm. Ở bài viết lần này, mình sẽ trả lời cho câu hỏi mà mình được khá nhiều người hỏi. "Trang học ngành gì? Ngành đấy học chuyên về cái gì?"


Mình học khoa Global Communication (GC), tạm gọi là Truyền thông quốc tế, khóa Tiếng Nhật trường đại học Doshisha ở Kyoto. Dựa trên website giới thiệu về khoa GC, họ viết rằng sinh viên có thể trau dồi và tiếp thu kiến thức cũng như khả năng giải quyết những vấn đề xảy ra trong xã hội hiện đại. Ngoài ra, sinh viên có thể trở thành một người đàm phán, một người quản lý và một người điều hành trong những lĩnh vực như kinh doanh, giao lưu văn hóa, hoặc giáo dục ở tầm quốc tế.


Vậy thì sau 4 năm học khoa GC, mình đã có thể trở thành một người như vậy chưa?

Mình sẽ để những thành tích mà mình đã và sẽ đạt được và những đánh giá khách quan của mọi người xung quanh trả lời cho câu hỏi này.


Dưới đây, mình sẽ giới thiệu cho mọi người về những môn mà mình đã học ở trường đại học trong 4 năm qua. Phần khung màu xanh là môn bắt buộc, còn lại là môn tự chọn theo sở thích. Những môn bắt buộc chủ yếu về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội Nhật Bản. Môn tự chọn mình đã học rất nhiều thể loại khác nhau dựa theo sở thích, ví dụ như Tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ và văn hóa, khoa học xã hội, tâm lý, thể thao, giao tiếp, hợp đồng quốc tế, doanh nghiệp Nhật Bản, quản lý thương mại, thị trường lao động. Bí quyết để được GPA 3.68/4.0 là chọn những môn bạn yêu thích nhé!





Bên cạnh đó, chủ đề về bài luận tốt nghiệp của mình là về 1 vấn đề xã hội ở Nhật Bản. Mặc dù mình có đề cập về chủ đề mình sẽ học chuyên sâu là Business Japanese nhưng mình đã chọn chủ đề về Social problems in Japan và chọn giảng viên chuyên về lĩnh vực này để theo học trong suốt năm 3 và năm 4.


Mình chọn chủ đề này vì sau quá trình mình tham gia tình nguyện viên cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Osaka, cùng học và làm bài tập về nhà với các em bé nước ngoài đang sống tại Nhật. Mình đã tìm hiểu và trực tiếp hỗ trợ cho các em nhỏ ở nước ngoài chuyển qua Nhật sinh sống cùng với bố mẹ, mình nhận thấy rằng, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng và học ngôn ngữ Tiếng Nhật cũng như Tiếng mẹ đẻ khi sang đây ở tầm tuổi tiểu học, đặc biệt là người Việt Nam.

Trong khi đó, mặc dù giáo dục Nhật Bản phát triển và có cơ sở vật chất tốt, tuy nhiên họ cũng chưa có đủ khả năng để đưa ra những chính sách cụ thể để giúp đỡ các em bé người nước ngoài sống ở Nhật Bản.

Chính vì thế, mình thấy rằng nếu các em bé Việt Nam qua Nhật Bản cùng bố mẹ ở độ tuổi đang học tiểu học trung học, mà không có cơ hội phát triển tiếp về mặt ngôn ngữ, các em có thể sẽ mãi sử dụng Tiếng Việt ở trình độ đó cho đến sau này, hoặc có thể quên luôn Tiếng Việt. Trường hợp trong tương lai các em có về Việt Nam, các em sẽ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Hơn nữa, về mặt ngôn ngữ và mặt phát triển trí tuệ, các em sẽ có thể tiếp thu ngôn ngữ thứ 2 tốt hơn nếu các em vững tiếng mẹ đẻ.

Vì thế cho nên, thay vì đợi chính phủ Nhật Bản quan tâm hơn đến các bé, chúng ta, những phụ huynh đưa con mình qua đây, là người có thể hiểu rõ trình độ và khả năng học tập của các em, sẽ là người dạy tiếng Việt và giúp các em học ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, dạy gì, bắt đầu từ đâu, như thế nào? Đây chính là research question của bài luận tốt nghiệp của mình.


Background về chủ đề bài luận của mình là như vậy. Còn về nội dung, mình rất may mắn khi tìm được và nhận được sự hợp tác của 1 gia đình. Mình đã dạy cho 1 em bé người Việt Nam mới qua Nhật được vài tháng trong quá trình dài 1 năm, 1 tháng từ 2 đến 3 buổi về cả Tiếng Việt và Tiếng Nhật. Sau đó, khi tổng kết lại những bài dạy và kết quả sau 1 năm, mình đã hoàn thành bài luận tốt nghiệp và đưa ra được 1 ví dụ về cách dạy cho em bé ở nhà dành cho phụ huynh. Phương pháp của bài luận tốt nghiệp là Fieldwork.


Những bạn khác cùng giảng viên với mình viết về những chủ đề xã hội như phân biệt chủng tộc, hình ảnh người nước ngoài trong mắt người Nhật, bảo vệ môi trường thông qua tiêu dùng và ăn uống, hiện tượng nghiện mạng xã hội,…


Vậy khoa Global Communication với bài luận tốt nghiệp của mình có gì liên quan?

Mình sẽ tự đánh giá bài luận của mình có đủ những tiêu chí theo keywords sau : giao tiếp quốc tế, vấn đề xã hội, giáo dục, giải quyết vấn đề, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Những keywords này phù hợp với nội dung mà khoa của mình hướng tới, và mình cũng đã cố gắng thông qua tìm hiểu trong 3 năm và thu thập dữ liệu trong 1 năm nên mình rất mong rằng bài luận tốt nghiệp của mình là 1 bài luận có thể giúp ích được phần nho nhỏ và là 1 bài luận có ý nghĩa.


Vậy thì tốt nghiệp Global Communication xong đi làm cô giáo tiếng Nhật tiếng Việt?

Câu trả lời mình sẽ viết ở bài blog tiếp theo trả lời cho câu hỏi Khoa Global Communication tốt nghiệp xong làm nghề gì? nhé.

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây.













175 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentários


Post: Blog2_Post
bottom of page